Điểu Sarem và hai bộ cồng chiêng quý

Thứ ba - 08/12/2015 10:55

Điểu Sarem và hai bộ cồng chiêng quý

Huyện biên giới Bù đốp hiện có 2317 hộ ĐBDTTS với gần 10.000 nhân khẩu chiếm 18,36% dân số toàn huyện. Bà con dân tộc Stiêng là người bản địa định cư lâu đời nhất ở các ấp Bù tam, ấp Phước tiến xã Hưng phước, ấp Thiện cư xã Thiện hưng…Cộng đồng người Stiêng đã sớm gắn bó với Cách mạng trong chiến tranh giải phóng đất nước và bảo vệ biên giới Tổ quốc.
 Cùng với các dân tộc anh em khác sinh cơ lập nghiệp, cùng chung tay xây dựng nông thôn mới. Hiện nay đời sống vật chất và tinh thần trong cộng đồng các dân tộc anh em không ngừng được cải thiện nâng cao trong đó đồng bào Stiêng là một điển hình. Tập quán du canh du cư, phát nương làm rẫy, các hủ tục lạc hậu trong quan hệ sản xuất, sinh hoạt đời sống và nhận thức của bà con đã thay đổi rỏ nét…
Các lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số được giử gìn phát huy cụ thể như lễ hội mừng lúa mới, lễ hội lập làng mới của người Stiêng ấp Thiện cư xã Thiện hưng.
Hiện nay hoạt động văn hoá tinh thần và vui chơi giải trí trong vùng ĐBDTTS nói chung đã được xã hội hoá thông qua việc lưu giữ, bảo tồn và phát huy những nét đặc trưng về VH phi vật thể gắn với cuộc vận động TDĐKXDĐSVHTKDC. Nét đặc trưng trong sinh hoạt văn hoá tinh thần của người Stiêng từ lâu đời là trình tấu nhạc cụ cồng chiêng. Thường mỗi bộ cồng chiêng có 5 hoặc 6 chiếc từ bé đến lớn, một thanh la và một trống lớn làm bằng thân cây đục rổng bọc da trâu. Tiết tấu dàng cồng chiêng là đơn âm binh boong hoà với nhiệp trống tạo nên âm thanh vừa huyền bí vừ xao xuyến lòng người trong mùa lễ hội.
Trải qua nhiều biến cố lịch sử đặc biệt là nền kinh tế thị trường và tác động của môi trường văn hoá đa dạng, hoạt động Tôn giáo trong vùng ĐBDTTS, sự cộng cư và giao thoa các vùng miền văn hoá khác nhau cũng đã làm cho không gian sinh hoạt văn hoá cồng chiêng bị thu hẹp, mai một dần.
Một trong những người còn nặng duyên với cồng chiêng, người giử lửa cho hồn cốt cha ông đó là ông Điểu Srem ở ấp Bù tam xã Hưng phước hiện gia đình ông lưu giử 2 bộ cồng chiêng quý. Một bộ là của Gia bảo do ông nội để lại và một bộ của Đảng uỷ, chính quyền địa phương đầu tư cho nhà văn hoá ấp Bù tam hiện ông được bảo quản sử dụng theo tín nhiệm của bà con. Ông Srem cho biết từ những năm 50 của thế kỷ trước cha ông và các lão làng đã trình tấu cồng chiêng. Năm 1972 Huyện Bù đốp được giải phóng cồng chiêng cũng binh boong reo mừng chiến thắng, rồi chiến tranh biên giới cồng chiêng cũng báo động sơ tán dân làng, mừng vui với lễ hội tòng Quân kể cả đám cưới, đám tang cồng chiêng cũng làm trung gian gọi ông bà. Bây giờ thì khác lắm rồi phần lớn bà con người Stiêng sinh hoạt các Tôn giáo nên cồng chiêng cũng bị lãng quên.
Ông Điểu Srem (Trái) bên bộ Cồng chiêng

Điều đáng khâm phục ở Điểu Srem điển hình trong việc bảo tồn các di sản văn hoá trong vùng ĐBDTTS và quy tụ những người có tâm huyết với nghệ thuật diển tấu cồng chiêng trong đó có người con trai là Điểu Trọng. Trọng hiện là công nhân cao su thuộc trung đoàn 717 đứng chân trên địa bàn xã là hạt nhân phong trào văn nghệ và điêu luyện trong diển tấu nhạc khí cồng chiêng… Điểu Trọng tự hào được kế thừa gìn giữ bảo vật của ông bà để lại. Cồng chiêng cũng đã theo anh đi biểu diển giao lưu VHVN cùng các đơn vị bạn trong và ngoài huyện.
Hiện nay huyện Bù đốp có đội cồng chiêng ấp Thiện cư xã Thiện hưng hoạt động tương đối tốt, được tham gia các hoạt động VHVN, đi diển tấu nhiều nơi và phục vụ các lễ hội của huyện… Đội cồng chiêng ấp Bù tam xã Hưng phước chưa được phát huy, khai thác do còn có rào cảng trong vùng ĐBDT có đạo.
Trong dòng chảy của văn hoá nghệ thuật đa dạng và phong phú về sắc màu, âm thanh và tiết tấu, các loại hình âm nhạc từ cổ điển, bác học, trử tình hay dân ca, dân vũ…Cồng chiêng vẫn không lạc lõng, đơn điệu cồng chiêng cần lắm một không gian và môi trường sinh hoạt văn hoá vốn như nó đã có từ lâu đời.

PHƯỚC HOÀNG

 

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây