Theo kế hoạch chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin trên địa bàn tỉnh năm 2024, toàn tỉnh có 1.469 dịch vụ công kết nối Cổng dịch vụ công quốc gia, xếp thứ 7/63 tỉnh, thành phố. 1.815.535 văn bản được gửi - nhận qua hệ thống phần mềm quản lý văn bản và trục liên thông văn bản; tỷ lệ sử dụng văn bản điện tử đạt 82,4%.
Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu chính Sở Thông tin và Truyền thông
Bên cạnh đó, sở đã tổ chức triển khai kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số, kỹ năng số cho lãnh đạo, công chức, viên chức và đào tạo, bồi dưỡng cho 50 chuyên gia chuyển đổi số năm 2024. Công tác đảm bảo an toàn thông tin cũng được duy trì hoạt động hệ thống thực hiện giám sát an toàn, an ninh mạng theo tiêu chuẩn 4 lớp của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Cũng trong 6 tháng đầu năm, sở tiến hành thanh tra việc chấp hành pháp luật lĩnh vực bưu chính chuyển phát trên địa bàn tỉnh đối với 5 đơn vị và 1 doanh nghiệp viễn thông. Theo đó, đã xử lý vi phạm hành chính 2 đơn vị bưu chính và 2 đại lý do thực hiện không đúng quy định.
Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Minh Quang phát biểu tại hội nghị
Ngoài ra, trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, báo chí, các cơ quan, đơn vị đều hoạt động theo đúng quy định, mục đích, phản ánh toàn diện các nhiệm vụ chính trị và tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong tỉnh.
Hội nghị đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp vào thực hiện các nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024. Theo đó, Sở Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục triển khai các
kế hoạch thúc đẩy chuyển đổi số; thực hiện Đề án xây dựng, truyền thông quảng bá hình ảnh tỉnh Bình Phước năm 2024, 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.
Sưu tầm: Thành Lộc
Ý kiến bạn đọc