Huyện Bù Đốp: Điển hình tấm gương hội viên phụ nữ vượt khó

Thứ sáu - 24/03/2023 09:43 318 0
Đó là Chị Hoàng Thị Khôi, sinh năm 1969 dân tộc Tày, là hội viên điển hình vượt khó của Chi hội phụ nữ ấp Sóc Nê, xã Tân Tiến.
Trước đây, gia đình chị Khôi thuộc diện nghèo từ tỉnh Cao Bằng chuyển vào tỉnh Bình Phước lập nghiệp, nhà có 04 nhân khẩu, chồng mất sớm, 03 con còn nhỏ. Kinh tế gia đình chủ yếu phụ thuộc vào 03 sào đất, trồng tiêu và điều do để tiền dành dụm mua được, thu nhập ít ỏi nên cuộc sống gia đình chị khá chật vật và khó khăn.
Vốn là người chịu thương, chịu khó nên chị quyết tâm vươn lên bằng nghị lực của chính mình. Hàng ngày ngoài thời gian chăm sóc vườn tiêu của gia đình, chị còn làm thuê làm mướn để kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống và lo cho các con ăn học.
 
 
Mô hình chăn nuôi ong lấy mật của chị Hoàng Thị Khôi, ấp Sóc Nê, xã Tân Tiến
Năm 2015, chị được chi hội phụ nữ giới thiệu vay vốn để mở rộng sản xuất nuôi ong, tận dụng các khoản trống của đất chị trồng cỏ nuôi thêm dê sinh sản, tăng thêm thu nhập, cải thiện kinh tế gia đình. Qua đó, chị được Ngân hàng chính sách xã hội huyện Bù Đốp cho vay với số tiền 50 triệu đồng từ chương trình cho vay hộ nghèo. Sau khi nhận được vốn vay cùng với số vốn dành dụm được, vay mượn thêm của họ hàng gia đình chị đã mua thêm 02 sào đất để mở rộng diện tích làm kinh tế gia đình.
Bằng sự siêng năng, ham học hỏi và chi tiêu tiết kiệm nên kinh tế gia đình chị ngày càng khấm khá hơn. Thu nhập từ nuôi ong, nuôi dê, trồng tiêu đã giúp gia đình chị dần phát triển. Đến nay, gia đình chị đã không còn diện hộ nghèo mà đã mua thêm 01 hecta đất để sản xuất. Với diện tích 1,5 hecta đất, gia đình chị đã đầu tư mở rộng mô hình phát triển kinh tế gia đình.
Mô hình chăn nuôi dê sinh sản của chị Hoàng Thị Khôi, ấp Sóc Nê, xã Tân Tiến
Chị cho biết: “nuôi ong, nuôi dê sinh sản rất dễ, tiền đầu tư ít nhưng lại cho hiệu quả kinh tế khá. Chi phí đầu vào sản xuất từ con giống, thức ăn, phân hữu cơ khoảng 50 triệu đồng. Thời gian thu hoạch ong khá nhanh, khoảng 30 - 60 ngày; nuôi dê khoản 6 tháng cùng với đầu ra ổn định, nhờ các thương lái tìm đến tận nhà của chị để thu mua. Trung bình hằng năm, sau khi trừ các chi phí thì gia đình chị thu về mỗi tháng dao động từ 30 đến 40 triệu đồng.
Thông qua mô hình của gia đình chị Khôi cho thấy chi phí đầu tư ít nhưng mang lại hiệu quả cao, góp phần cải thiện và nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế gia đình cho hội viên, phụ nữ. Đặc biệt, là sự nổ lực, vươn lên bằng chính sức lao động của bản thân, chị Khôi xứng đáng là tấm gương điển hình phụ nữ vượt khó để hội viên học tập, làm theo./.
 

Tác giả bài viết: Bá Huy - NHCSXH huyện

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Danh mục
Niên giám thống kê
Thông tin quy hoạch
Thủ tục hành chính
Đề tài khoa học
Công báo Bình Phước
Công báo chính phủ
Chính phủ
Bảo vệ biển đảo
Xây dựng nông thôn mới
Người LĐ và Doanh nghiệp
Đạo đức HCM
Hướng tới bầu cử
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập57
  • Hôm nay7,941
  • Tháng hiện tại87,996
  • Tổng lượt truy cập14,924,698
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây