Ông Cúc cho biết, nước thuốc được bơm ra với áp lực rất mạnh sẽ bay tới tán lá của cây và bám dính vào đó để diệt trừ nấm bệnh gây hại. Bộ phận “máy phun thuốc” gồm: bồn nhựa chứa nước thuốc (1000 lít nước) và một người điều khiển chiếc chiếc máy kéo (máy cày), chạy đi theo từng hàng trong vườn cây cao su để phun thuốc. Làm cách này thuốc có khả năng bay rất cao lên tới tận ngọn cây cao su, nên hiệu quả phòng trừ bệnh rất cao. Với chiếc máy này mỗi ngày có thể phun từ 15 - 20ha/người, người phun thuốc cũng không bị thuốc rớt lên ảnh hưởng đến sức khỏe như cách phun cầm sào đưa lên cao. Ngoài bệnh rụng lá, máy phun thuốc tự chế này còn có thể dùng để phun thuốc phòng trị rất nhiều loại sâu bệnh hại trên bộ lá của cây cao su như bệnh phấn trắng, bệnh héo đen đầu lá, bệnh nấm hồng… thường gây hại rất phổ biến trên cây cao su hiện nay ở nước ta.
Hiện ông Cúc đã sáng tạo được 5 chiếc, trong đó ông đã bán được 2 chiếc với giá 16 triệu đồng/chiếc. Sắp tới ông dự định sẽ cải tiến thêm công suất để tăng độ chính xác cho máy. Nhờ chiếc máy phun thuốc cho cây cao su của ông Sáu Cúc nên các hộ nông dân trong ấp, xã đều yên tâm trong việc chăm sóc vườn cây cao su của mình, đồng thời giảm chi phí khi thuê người phun thuốc (1 người phun theo cách bình thường là phải mất 600.000 đồng tiền công/ha, trong khi đó với chiếc máy này giá thuê chỉ có 400.000 đồng/ha). “Máy phun thuốc cho cây cao su bao gồm: Một bồn chứa nước (1000 lít nước), thùng thổi gió, 2 bơm điều chỉnh nước, dây ống thủy lực… máy ra đời sẽ tiết kiệm cho hơn 30 công nhân và năng suất 1 ngày phun được 15 - 20ha cao su và tốc độ phun lên tới 30m, độ lan tỏa khoảng 20m ngang” - ông Cúc nói.
. Đoàn Hùng
Ý kiến bạn đọc