Hội nghị giao ban công tác Tuyên giáo quý I/2016 |
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, kết quả đạt được, công tác khoa giáo trên địa bàn huyện trong thời gian qua còn có mặt hạn chế như: Việc nắm bắt tình hình thực tiễn công tác khoa giáo ở ngành, địa phương có lúc chưa kịp thời; công tác phối hợp trên một số lĩnh vực của các ngành trong khối khoa giáo với Ban Tuyên giáo đôi lúc chưa gắn kết thường xuyên. Còn một bộ phận cán bộ làm công tác khoa giáo chưa phát huy tốt vai trò và ý thức trách nhiệm; việc phân công, giao việc đảm trách theo dõi, nắm tình hình về công tác khoa giáo còn khó khăn; sự hiểu biết của cán bộ cơ sở về công tác khoa giáo còn hạn chế nên công tác tham mưu giúp cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên giáo, trong đó có công tác khoa giáo còn những khó khăn, vướng mắc chưa được tháo gỡ, giải quyết kịp thời. Cơ sở vật chất, phương tiện, điều kiện phục vụ công tác khoa giáo chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ; đội ngũ cán bộ làm công tác khoa giáo còn mỏng, ở cở sở chủ yếu làm kiêm nhiệm; một số cấp ủy đảng, chính quyền chưa quan tâm đúng mức đến các lĩnh vực khoa giáo. Công tác tham mưu chưa toàn diện, chưa có những giải pháp đột phá để giải quyết những vấn đề bức xúc trong lĩnh vực khoa giáo. Chế độ thông tin báo cáo ở một số đơn vị thực hiện có lúc chưa đầy đủ, nghiêm túc. Hệ thống tổ chức khoa giáo từ huyện đến cơ sở còn mỏng, thiếu kinh nghiệm thực tế. Đặc biệt là ở xã, thị trấn là nơi chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ khoa giáo nhưng đội ngũ cán bộ lại chủ yếu làm việc kiêm nhiệm nên việc tham mưu và tổ chức thực hiên còn hạn chế. Cấp huyện có 01 đồng chí lãnh đạo Ban phụ trách về công tác khoa giáo và có 01 đồng chí chuyên viên theo dõi về công tác khoa giáo; cấp xã đồng chí Phó ban Tuyên giáo cấp xã phụ trách về công tác khoa giáo và 01 đồng chí thành viên của Ban theo dõi về công tác khoa giáo. Phần lớn cán bộ phụ trách khoa giáo chỉ mới tập trung làm công tác theo dõi, phản ánh với cấp trên chứ chưa đảm nhận được nhiều chức trách khác
Trước thực trạng trên, để nâng cao hiệu quả công tác tham mưu trong lĩnh vực khoa giáo, từ năm 2012, Ban Tuyên giáo Huyện ủy Bù Đốp đã tham mưu Ban hành Quy chế làm việc giữa Ban Tuyên giáo Huyện ủy với các ngành thuộc Khối khoa giáo và các cơ quan liên quan đến lĩnh vực khoa giáo nhằm nâng cao chất lượng công tác tham mưu với Huyện uỷ, Ban Thường vụ Huyện uỷ trong việc nghiên cứu, triển khai, hướng dẫn và kiểm tra thực hiện những chủ trương, chính sách đồng thời nâng cao hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ về lĩnh vực khoa giáo, góp phần vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, kinh tế xã hội của huyện. Bên cạnh đó, Ban Tuyên giáo Huyện ủy kịp thời tham mưu cho ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo công tác khoa giáo. Hầu hết các văn bản đều bám sát hướng dẫn của Trung ương, giữ đúng định hướng và phù hợp với điều kiện của địa phương. Đặc biệt trong các chương trình hành động đã chú trọng việc xây dựng những mô hình nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của công tác khoa giáo từ huyện đến cơ sở.Công tác triển khai các văn bản về lĩnh vực khoa giáo luôn được coi trọng. Sau khi có chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của tỉnh về lĩnh vực khoa giáo, Ban chủ động hướng dẫn các địa phương, các ngành có liên quan xây dựng chương trình, kế hoạch để triển khai thực hiện và tổ chức tuyên truyền, học tập, quán triệt sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Qua đó, nâng cao ý thức, thái độ, hành vi của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về vai trò của khoa giáo đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, cơ sở. Trong tổ chức triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, Ban đã chú trọng việc tham mưu sơ kết, tổng kết các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, nhằm đánh giá đúng những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế và rút ra những kinh nghiệm, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của công tác khoa giáo. Hướng dẫn các Đảng ủy trực thuộc Huyện ủy thành lập và thường xuyên củng cố, kiện toàn Tổ khoa giáo trong Ban Tuyên giáo Đảng ủy xã, thị trấn. Đây là cầu nối để tăng cường thông tin hai chiều; tích cực tham mưu giúp cấp uỷ, chính quyền giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực khoa giáo. Tham mưu xây dựng đội ngũ làm công tác khoa giáo có chuyên môn tốt, nắm chắc quan điểm cơ bản của Đảng, tạo điều kiện về phương tiện, thiết bị làm việc, động viên, khuyến khích kịp thời để phát huy cao vai trò, trí tuệ, bản lĩnh của đội ngũ cán bộ hoạt động trên lĩnh vực khoa giáo; nâng cao nhận thức và vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền đối với các lĩnh vực khoa giáo; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền; thường xuyên tham mưu, đề xuất với Thường trực, Ban Thường vụ Huyện ủy các giải pháp chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, bất cập trong công tác khoa giáo; tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình triển khai thực hiện các lĩnh vực công tác khoa giáo. Trước khi tham mưu cấp ủy về công tác khoa giáo tiến hành nghiên cứu khảo sát thực tế, đánh giá thực trạng tình hình một cách đầy đủ, khách quan, khoa học để tham mưu ban hành những văn bản lãnh đạo, chỉ đạo về các lĩnh vực khoa giáo một cách thiết thực, hiệu quả. Trong công tác tham mưu cần tập trung giải quyết hiệu quả những vấn đề bức xúc mà thực tiễn của ngành, địa phương, đơn vị đang đặt ra; các văn bản tham mưu phải có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải; nội dung, bước đi, cách làm phù hợp với điều kiện thực tế và có tính khả thi cao.
Thế Toàn
Ý kiến bạn đọc