Toàn cảnh buổi làm việc
Theo báo cáo, đến nay các huyện, thị xã đã thực hiện nhiều biện pháp giảm nghèo bền vững, tổ chức lồng ghép, phối hợp thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách trên địa bàn. Các nguồn vốn của các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo được phân bổ đúng mục đích, đúng đối tượng, giúp các đối tượng thụ hưởng có điều kiện phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Từ khi thực hiện chương trình, tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện, thị xã giảm rõ rệt.
Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Phùng Hiệp Quốc phát biểu kết luận tại buổi làm việc
Phó Chủ tịch UBND thị xã Bình Long Nguyễn Anh Đức phát biểu tại buổi làm việc
Tuy nhiên, một số chính sách thủ tục vẫn còn phức tạp, chậm được hướng dẫn, gây khó khăn trong việc triển khai thực hiện như chính sách dạy nghề, hỗ trợ sản xuất. Kinh phí ngân sách trung ương chỉ thực hiện công tác hỗ trợ đào tạo nghề cho các đối tượng thuộc phạm vi hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động có thu nhập thấp… Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có văn bản quy định tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp, vì vậy rất khó khăn cho các huyện, thị xã thực hiện giải ngân nguồn vốn dự án được giao…
Các huyện, thị xã cũng đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu có cơ chế đặc thù, cũng như quy định mở rộng các đối tượng được thụ hưởng chương trình…
Các đơn vị nêu ý kiến tại buổi làm việc
Các thành viên đoàn kiểm tra trao đổi tại buổi làm việc
Phát biểu tại buổi làm việc, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Phùng Hiệp Quốc ghi nhận những nỗ lực, cố gắng của các huyện, thị xã trong việc thực hiện các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Đối với những khó khăn, đề xuất của các đơn vị, những nội dung thuộc thẩm quyền, sở sẽ giải đáp tháo gỡ cho các đơn vị, còn những vấn đề ngoài thẩm quyền, sở ghi nhận, có kiến nghị các cấp, các ngành cho chủ trương để các địa phương có cơ sở thực hiện.
SƯU TẦM: Thành LộcÝ kiến bạn đọc