Tổng kết công tác tài chính - ngân sách năm 2023

Thứ năm - 28/12/2023 08:56
BPO - Chiều 27-12, Bộ Tài chính đã tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái dự hội nghị.

Tại điểm cầu Bình Phước, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuệ Hiền, lãnh đạo Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh và các sở, ngành tham dự hội nghị.

Năm 2023, nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước (NSNN) được triển khai trong bối cảnh nền kinh tế vừa nỗ lực khắc phục những hậu quả của dịch Covid-19, vừa phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức mới phát sinh từ môi trường quốc tế cũng như nội tại nền kinh tế. Thực hiện chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, bám sát chủ đề điều hành năm 2023 của Chính phủ “Đoàn kết kỷ cương, bản lĩnh linh hoạt, đổi mới sáng tạo, kịp thời hiệu quả”, ngành tài chính đã chủ động, quyết liệt triển khai để hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, tài chính - NSNN được giao; góp phần hỗ trợ nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân; ổn định vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, kiểm soát lạm phát; phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội đảm bảo quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội và đời sống nhân dân. 

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuệ Hiền chủ trì tại điểm cầu Bình Phước

Đến ngày 25-12, thu NSNN đạt 1 triệu 693,5 ngàn tỷ đồng, bằng 104,5% so dự toán (tăng 72,7 ngàn tỷ đồng), giảm 4,2% so cùng kỳ năm 2022. Trong đó, thu nội địa đạt 105,7% dự toán, thu từ dầu thô đạt 144,6% dự toán, thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 92,1% dự toán. Tổng số chi NSNN đến ngày 31-12 ước đạt khoảng 1,73 triệu tỷ đồng, bằng 83,4% dự toán. Trong đó chi đầu tư phát triển ước đạt 79,8% dự toán Quốc hội quyết định, bằng 81,9% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, tăng 144 ngàn tỷ đồng (33%) so cùng kỳ năm 2022; chi thường xuyên ước đạt 90,3% dự toán. Cân đối ngân sách trung ương và ngân sách địa phương được đảm bảo. Ước tính năm 2023, bội chi NSNN thực hiện khoảng 4% GDP, giảm 40,3 ngàn tỷ đồng so dự toán.

Năm 2024 có ý nghĩa quan trọng, là năm thứ tư thực hiện các mục tiêu của kế hoạch 5 năm 2021-2025, là năm bứt phá để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tài chính - NSNN của nhiệm kỳ, đòi hỏi cả hệ thống chính trị phải chung sức, đồng lòng vượt qua mọi khó khăn, thách thức, xử lý tốt các vấn đề phát sinh, tận dụng mọi thời cơ, động lực để phát triển. Năm 2024, mục tiêu tăng trưởng kinh tế Việt Nam còn nhiều thách thức nhưng dự báo vẫn có thể đạt mức tích cực từ 6- 6,5%.

Sưu tầm: Thành Lộc

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây