Bù Đốp đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia Địa điểm thảm sát năm 1978

Thứ năm - 30/12/2021 08:21 1.516 0
Sáng ngày 29-12, tại khu di tích địa điểm thảm sát ở Bù Đốp thuộc xã Phước Thiện, huyện Bù Đốp; theo ủy quyền của lãnh đạo UBND tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch tỉnh Trần Văn Chung đã dự Lễ công bố Quyết định và đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử quốc gia Địa điểm thảm sát ở Bù Đốp (16/3/1978).
Dự buổi lễ có Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Bù Đốp Dương Thanh Huân; Phó chủ tịch  HĐND huyện Nguyễn Hoành Sơn; Phó chủ tịch UBND huyện Nguyễn Minh Phong và lãnh đạo các phòng ban, lãnh đạo UBND các xã Thiện Hưng, Hưng Phước, Phước Thiện và các nhân chứng còn sống trong vụ nạn nhân bị Pôn Pốt sát hại năm 1978.
Các đồng chí lạnh đạo huyện và Sở VHTT-DL thắp hương tại buổi lễ
 
Các đại biểu và nhân chứng đã dâng hương tưởng niệm, thắp những nén hương thơm để tỏ lòng thành kính và tưởng nhớ đến những nạn nhân vô tội bị Pôn Pốt sát hại ngày 16-3-1978. Tại buổi lễ lãnh đạo Bảo tàng tỉnh cũng đã ôn lại những mất mát đau thương trong vụ thảm sát năm 1978 và BTC cũng đã chiếu phim, phòng sự tư liệu về vụ thảm sát.
 
Các nhân chứng còn sống sau vụ thảm sát năm 1978 thắp hương tại buổi lễ
 
Cách đây 43 năm, ngày 16/3/1978, quân Pôl Pốt đã xâm nhập, tấn công vào thôn Xa Trạch, xã Hưng Phước và thôn 6, xã Thiện Hưng, huyện Bù Đốp; sát hại hàng trăm đồng bào vô tội, từ người già đến trẻ nhỏ, phá hoại, thiêu rụi nhà cửa, lương thực cùng nhiều tài sản khác, gây nên nỗi đau thương và sự mất mát vô cùng to lớn.
 
                                 Lãnh đạo Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch trao bằng công nhận di tích cấp Quốc gia cho lãnh đạo địa phương

Trước tội ác của chế độ diệt chủng Pôl Pốt tại Bù Đốp và các địa phương khác thuộc khu vực biên giới Tây Nam; để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, bảo vệ tính mạng Nhân dân, gìn giữ hòa bình đất nước; quân dân tỉnh Bình Phước đã cùng với quân dân cả nước kiên quyết đấu tranh đẩy lùi lực lượng Pôl Pốt ra khỏi lãnh thổ nước ta; thực hiện nghĩa vụ quốc tế cao cả, cùng nhân dân Campuchia đánh đổ chế độ diệt chủng Pôl Pốt, cứu người dân Campuchia khỏi họa diệt chủng. Năm 2018, Huyện ủy và UBND huyện Bù Đốp đã đầu tư xây dựng khu tưởng niệm tại di tích để làm nơi tưởng nhớ nạn nhân trong sự kiện thảm sát do Khmer đỏ thực hiện trên địa bàn huyện Bù Đốp vào ngày 16/3/1978. Tên gọi của khu tưởng niệm là Nhà bia tưởng niệm Nạn nhân bị sát hại trong chiến tranh Biên giới Tây Nam Tổ Quốc. Cho đến hiện nay, trong tổng số 247 nạn nhân trong sự kiện Khmer đỏ thảm sát ngày 16/3/1978 tại huyện Bù Đốp, Ban Tuyên giáo Huyện ủy Bù Đốp đã xác định được danh tính của 81 nạn nhân và thu thập được thông tin của các gia đình nạn nhân.
 
Lãnh đạo Sở VHTT-DL, huyện Bù Đốp tại buổi lễ công nhận

Hơn 40 năm qua đi, nhưng những mất mát và đau thương vẫn còn in đậm trong tâm trí của người dân nơi đây, nhưng với sự quan tâm của Đảng, nhà nước và chính quyền địa phương lập nhà bia tưởng niệm các nạn nhân đã giúp cho người nguôi ngoai nỗi đau thương. Bà Phạm Thị Soái, nhân chứng sống vụ thảm sát, hiện đang sống tại ấp Tân Trạch, xã Phước Thiện, huyện Bù Đốp nói: Bản thân tôi và gia đình cũng thấy rất là phấn khởi, mừng vì Đảng, Nhà nước lo cho chỗ an nghỉ cuối cùng của bà con tại nơi đây.

Còn với bà  Đăng Thị Kim ấp Tân Trạch, xã Phước Thiện cho hay: Cái đài tưởng niệm này rất là ý nghĩa đối với người dân nơi đây và đối với huyện Bù Đốp. khu tưởng niệm này là đúng.

Được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia sẽ vừa là vinh dự, đồng thời cũng đặt ra trách nhiệm cho cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong tỉnh nói chung, huyện Bù Đốp nói riêng để tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng, biến những mất mát, đau thương thành hành động cách mạng; nỗ lực thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát huy giá trị của di tích, để di tích lịch sử quốc gia Địa điểm thảm sát ở Bù Đốp (16/3/1978) trở thành một địa chỉ đỏ trên bản đồ di tích văn hóa lịch sử tỉnh nhà, một điểm đến tham quan, tưởng niệm, tìm hiểu lịch sử và giáo dục truyền thống cách mạng.

Ông Phạm Văn Tình, UVBTV, Trưởng Ban Tuyên giáo huyện ủy Bù Đốp cho biết: Tôi cho rằng cái di tích này nhằm giáo dục truyền thống yêu chuộng hòa bình của nhân dân VN nói chung và nhân dân huyện Bù Đốp nói riêng; và lên án tội ác diệt chủng với loài người. Do đó đây là 1 sự kiện rất có ý nghĩa. Bên cạnh đó xấy dựng di tích này để tưởng nhớ những người dân bị Pol Pốt sát hại trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam. Mong rằng đây là một trong những công trình có ý nghĩa giáo dục rất lớn không chỉ với thế hệ hôm nay mà còn đối với thế hệ mai sau.

Trước đó, UBND tỉnh Bình Phước đã ban hành Quyết định số 276/QĐ-UBND ngày 14/02/2020, phê duyệt, công bố Danh mục kiểm kê di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Bình Phước, trong đó, tên gọi của di tích là Địa điểm Khmer đỏ thảm sát dân thường.

Tác giả: Như Tình

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Danh mục
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập37
  • Hôm nay4,836
  • Tháng hiện tại34,616
  • Tổng lượt truy cập17,258,504
Niên giám thống kê
Thông tin quy hoạch
Thủ tục hành chính
Đề tài khoa học
Công báo Bình Phước
Công báo chính phủ
Chính phủ
Bảo vệ biển đảo
Xây dựng nông thôn mới
Người LĐ và Doanh nghiệp
Đạo đức HCM
Hướng tới bầu cử
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây