Tình hình thực hiện chính sách Bảo hiểm thất nghiệp

Thứ năm - 08/05/2014 10:57 4.099 0
quot;http://sldtbxh.binhphuoc.gov.vn" Theo báo cáo của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Phước trong năm 2010 cho thấy tình hình thực hiện chính sách Bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh Bình Phước đã đi vào ổn định. Tuy nhiên đây là một chính sách mới nên còn gặp nhiều khó khăn, cần sự chung tay thực hiện của tất cả các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh.
Hội nghị triển khai Luật BHTN

Ngay từ khi Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp có hiệu lực thi hành, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã nhanh chóng tổ chức hội nghị triển khai chính sách Bảo hiểm thất nghiệp cho các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trên điạ bàn tỉnh vào 2 ngày (21/4/2009 – 22/4/2009) tại hội trường Đảng ủy khối cơ quan dân chính đảng với tổng số 105/142 đơn vị và 136/187 đại biểu được mời về dự.

 Từ đầu năm 2010, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã trực tiếp chỉ đạo Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh triển khai tuyên truyền chính sách Bảo hiểm thất nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng như Báo, Đài phát thanh truyền hình địa phương; phát hành tờ rơi, in pano, áp phích …..; cũng như việc tiếp nhận đăng ký và giải quyết hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

Trong quá trình kiểm tra, theo dõi tình hình thực hiện chính sách Bảo hiểm thất nghiệp, Sở đã kịp thời ban hành các văn bản nhắc nhở, hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm thất nghiệp nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động khi bị mất việc làm, góp phần ổn định an sinh xã hội.

Qua một năm triển khai, nhìn chung tình hình thực hiện chính sách Bảo hiểm thất nghiệp trên đại bàn tỉnh đã đi vào ổn định. Các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức và người lao động đã cơ bản nắm bắt được những quy định, quy trình tham gia Bảo hiểm thất nghiệp. Cụ thể như sau:

Toàn tỉnh có 1.672 doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức với tổng số lao động là 65.148 người. Trong đó:

- Số doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trên địa bàn thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp:  1.118 đơn vị, với 63.107 lao động; gồm:

+ Doanh nghiệp Nhà nước: 60 doanh nghiệp.

+ Doanh nghiệp tư nhân: 376 doanh nghiệp.

+ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI): 43 doanh nghiệp.

+ Hành chính sự nghiệp: 645 đơn vị.

+ Ngoài công lập: 03 đơn vị.

- Số doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trên địa bàn đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp: 854 đơn vị cho 52.458 lao động; gồm:

+ Doanh nghiệp Nhà nước: 60 doanh nghiệp đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho 23.659 người lao động.

+ Doanh nghiệp tư nhân: 112 doanh nghiệp đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho 5.202 người lao động.

+ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI): 34 doanh nghiệp đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho 4.383 người lao động.

+ Hành chính sự nghiệp: 645 đơn vị đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho 20.172 người lao động.

+ Ngoài công lập: 03 đơn vị đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho 42 người lao động.

Hiện nay, toàn tỉnh có 64.148 người lao động thuộc đối tượng giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc. Trong đó:

- Số người giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc từ đủ 12 tháng đến 36 tháng và không xác định thời hạn: 62.107 người.

- Số người giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc từ đủ 12 tháng đến 36 tháng và không xác định thời hạn đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp: 52.458 người.

Theo đó, năm 2010 toàn tỉnh có 1.763 người đăng ký thất nghiệp nhưng chỉ có 1.580 người được hưởng trợ cấp thất nghiệp với tổng số tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp là 5.384.468.421 triệu đồng. Do nhiều lao động thất nghiệp còn đến nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp trể so với thời gian quy định hoặc hồ sơ nộp không đầy đủ. Thực tế có 3838 lượt người đã được hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng với tổng số tiền là 4.369.493.309 triệu đồng, hưởng trợ cấp thất nghiệp một lần là 20 lượt người với số tiền là 72.215.300 triệu đồng.

Trong tổng số lao động có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, lao động là nữ giới nhiều hơn nam giới, nhất là ở độ tuổi 25 – 40 tuổi. Cụ thể:

 

Số người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng (người)

Tổng

1580

 

 

 

Nam

 

 

(743)

 

< 24 tuổi

120

25-40 tuổi

475

>40 tuổi

148

 

 

 

Nữ

 

 

(837)

 

< 24 tuổi

164

25-40 tuổi

556

>40 tuổi

117

            Hầu hết lao động thất nghiệp không có trình độ chuyên môn, kỹ thuật và phần lớn lao động là người của địa phương; trong số họ rất nhiều người có nương rẫy trồng điều, cao su ... Nên khi điều, cao su đến thời điểm khai thác, họ xin nghỉ việc về nhà để tiện cho việc chăm sóc và khai thác. Hơn nữa trong những năm gần đây diện tích cao su của tiểu điền phát sinh lớn, nhu cầu lao động cao. Do đó, một bộ phận lao động thích làm việc cho cá thể bên ngoài để được thoải mái về thời gian hơn đã xin nghỉ việc trong các công ty, xí nghiệp.

Đặc biệt, lao động mất việc làm trong các doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ lệ cao, nhất là các công ty khai thác và chế biến mủ cao su. Như chỉ tính riêng trong tháng 4 và tháng 5 năm 2010 số lượng lao động của 2 công ty cao su Bình Long và cao su Lộc Ninh nghỉ việc, đăng ký bảo hiểm thất nghiệp trên 300 lao động. Nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi hình thức hoạt động nên nhu cầu sử dụng lao động không nhiều.

Mặt khác, số người lao động nhận bảo hiểm thất nghiệp 1 lần trong năm 2010 không nhiều (chỉ có 41 người) và thực tế người thất nghiệp không có nhu cầu học nghề để tìm kiếm việc làm tại các doanh nghiệp. Nguyên nhân là do sau khi nghỉ việc hoặc bị mất việc làm họ đều tự tạo việc làm tại nhà như làm vườn, làm cao su, chăn nuôi, buôn bán nhỏ lẻ …. tự tạo thu nhập.

Tuy nhiên, Bảo hiểm thất nghiệp là một chính sách mới được áp dụng ở Việt Nam nước ta. Do đó, trong quá trình triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh Bình Phước còn gặp một số khó khăn, vướng mắc cụ thể như sau:

- Nhiều đơn vị chưa chủ động tìm hiểu và tham gia chính sách Bảo hiểm thất nghiệp. Do đó, nhiều người lao động khi nghỉ việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, không được hưởng trợ cấp thất nghiệp và các quyền lợi có liên quan.

- Sau khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc với người lao động các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức chậm trễ trong việc ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc cũng như giải quyết các quyền lợi có liên quan cho người lao động. Do đó, ảnh hưởng tới việc đăng ký và nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.

- Một số doanh nghiệp không tuân thủ việc báo cáo định kỳ tình hình sử dụng lao động trong đơn vị với Sở. Do đó, các thông tin về số lượng lao động thực tế làm việc cũng như số người lao động có giao kết các loại hợp đồng lao động thuộc diện tham gia Bảo hiểm thất nghiệp không được đầy đủ, chính xác.

- Người lao động không tích cực, chủ động tìm kiếm việc làm cũng như thông báo về tình hình việc làm, nhận quyết định hưởng lương hưu hằng tháng, thực hiện nghĩa vụ quân sự, ra nước ngoài định cư hoặc bị tạm giam với Trung tâm Giới thiệu việc làm.

- Một bộ phận người lao động không có nhu cầu học nghề để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động.

- Rất khó khăn trong việc quản lý tình hình tìm việc làm của người lao động bị thất nghiệp nên không nắm được số lượng người lao động thực tế đã có việc việc làm hay chưa trong vòng 15 ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp.

- Giữa đơn vị thực hiện chính sách và đơn vị quản lý thu chi bảo hiểm thất nghiệp chưa có quy chế phối hợp cụ thể nên chưa có sự trao đổi thông tin kịp thời liên quan đến chính sách và quyền lợi của người lao động bị thất nghiệp. 

Vậy để chính sách Bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện đúng theo quy định của Pháp luật, đảm bảo các quyền lợi có liên quan cho người lao động, góp phần ổn định an sinh xã hội, cần có sự chung tay thực hiện của tất cả các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh.

- Đối với các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp:

+ Cần tích cực, chủ động tìm hiểu chính sách Bảo hiểm thất nghiệp và đóng bảo hiểm thất nghiệp đầy đủ  cho người lao động.

+ Khi người lao động nghỉ việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động cần nhanh chóng ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc và hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên.

- Đối với cơ quan quản lý và thực hiện chính sách Bảo hiểm thất nghiệp:

+  Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách Bảo hiểm thất nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng.

+ Đẩy mạnh công tác kiểm tra, theo dõi việc thực hiện chính sách Bảo hiểm thất nghiệp tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức.

+ Giải quyết kịp thời, nhanh gọn đảm bảo đúng quy định của pháp luật các trường hợp vi phạm, khiếu nại tố cáo; hạn chế tối đa việc khiếu nại, tố cáo, đặc biệt không để đơn thư khiếu nại tồn đọng.

+ Xây dựng cơ sở dữ liệu, thông tin giữa cơ quan lý nhà nước và các đơn vị liên quan để lý chặt chẽ hơn đối tượng tham gia Bảo hiểm thất nghiệp và xử lý kịp thời các vấn đề có liên quan đến chính sách cũng như quyền lợi của người lao động.

 

                                    Đào Thị Tuyết
                                            (Phòng LĐTC)

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Danh mục
Niên giám thống kê
Thông tin quy hoạch
Thủ tục hành chính
Đề tài khoa học
Công báo Bình Phước
Công báo chính phủ
Chính phủ
Bảo vệ biển đảo
Xây dựng nông thôn mới
Người LĐ và Doanh nghiệp
Đạo đức HCM
Hướng tới bầu cử
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập132
  • Hôm nay27,165
  • Tháng hiện tại144,841
  • Tổng lượt truy cập15,214,050
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây