TẤM GƯƠNG TỔ TRƯỞNG TIẾT KIỆM VAY VỐN TẬN TÂM, TẬN TỤY CÙNG HỘ VAY PHÒNG, CHÓNG DỊCH COVID-19 TRONG TRẠNG THÁI BÌNH THƯỜNG MỚI

Thứ năm - 28/05/2020 12:58 1.733 0
Ðó là bà Nguyễn Thị Sen, Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm & Vay vốn thuộc Đoàn thanh niên Xã Hưng Phước
Hơn 15 năm đảm nhiệm công việc Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm & Vay vốn của Đoàn thanh niên, không chỉ bảo toàn được nguồn vốn của Nhà nước, bà Sen còn tích cực tuyên truyền để người vay vốn và thụ hưởng chính sách ưu đãi tín dụng sử dụng đồng vốn đúng mục đích, phát huy vai trò nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Năm 2005, bà được lựa chọn và tín nhiệm bầu làm tổ trưởng tổ Tiết kiệm & Vay vốn Thôn 4 xã Hưng Phước; dưới sự quản lý trực tiếp của Đoàn thanh niên xã, bà Sen giúp cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trong tổ được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, nhằm giảm tình trạng người dân thiếu vốn phải vay nặng lãi, bán tiêu, điều non... Nhờ tính chịu thương chịu khó, ham học hỏi, nên khi đảm nhiệm công việc mới, bà Sen luôn tâm niệm phải làm đúng và trách nhiệm với công việc.
Hoạt động của tổ Tiết kiệm & Vay vốn do bà Sen làm Tổ trưởng đã không ngừng phát triển về quy mô dư nợ cũng như số lượng tổ viên. Từ năm 2005 đến nay, trong tổ đã có 100 lượt hộ dân tham gia Tổ Tiết kiệm & Vay vốn để sinh hoạt và vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội. Hiện, Tổ Tiết kiệm & Vay do bà Sen quản lý có 45 tổ viên, dư nợ đạt 1 tỷ 783 triệu đồng, bình quân mỗi hộ gần 40 triệu đồng. Các tổ viên tham gia sinh hoạt đều đặn, chấp hành tốt quy ước hoạt động và thực hiện gửi tiền tiết kiệm đúng quy định, đến nay số dư tiền gửi tiết kiệm của tổ đạt trên 154 triệu đồng, bình quân hơn 3.400.000 đồng/hộ.
Tuy nhiên, việc vận động hộ vay gửi tiền tiết kiệm hằng tháng gặp khó khăn. Trong dân cư, có gia đình thực hiện, nhưng cũng có gia đình còn e ngại: liệu gửi tiền tiết kiệm thông qua tổ có an toàn không? Lợi ích thế nào? Thuận tiện cho việc gì? Bà Sen đã tổ chức họp tổ với sự tham gia của cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội, Đoàn thanh niên xã Hưng Phước để tuyên truyền các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Chính sách xã hội, tuyên truyền để hộ vay thực hiện tích góp số tiền nhỏ hàng ngày để được số tiền lớn hơn và thống nhất đưa vào quy ước hoạt động của tổ: Hằng tháng, mỗi tổ viên gửi tiết kiệm tối thiểu 150.000 đồng, hộ có điều kiện thì gửi nhiều hơn. Dần dần, việc tiết kiệm từ bán hàng và những thu nhập nhỏ hàng tháng đã được tổ viên trong tổ do bà Sen quản lý duy trì đều đặn. Đến nay, các hộ vay vốn đều gửi tiền tiết kiệm. Hộ gửi nhiều nhất có số dư tiết kiệm trên 13.500.000 đồng, hộ ít nhất là 200.000 đồng. Thời gian qua, các hộ trong tổ Tiết kiệm & Vay vốn do bà Sen phụ trách làm tốt việc gửi tiết kiệm và trả lãi, trả gốc theo quy định. Từ năm 2005 đến nay, trong tổ không có lãi tồn và không có nợ quá hạn.

Bà Nguyễn Thị Sen (Bên phải) đang tư vấn, hỗ trợ cho tổ viên có nhu cầu vay bổ sung vốn sau đại dịch Covid-19
Sau thời gian cách ly xã hội do ảnh hưởng đại dịch Covid-19 theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, bà Sen luôn động viên hộ vay thực hiện đúng trách nhiệm của người vay vốn, đóng lãi và trả gốc đầy đủ khi đến hạn xin vay, tuyên truyền giải thích kịp thời cho hộ vay hiểu về các chính sách của ngân hàng hỗ trợ cho hộ vay trong thời gian thực hiện cách ly, giãn cách xã hội. Ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn do bà Sen làm tổ trưởng luôn theo dõi diễn biến của thiên tai, dịch bệnh, nắm bắt kịp thời những thiệt hại về vốn và tài sản của hộ vay do tổ quản lý, hương dẫn hộ vay tiếp tục sự dụng vốn vay đúng mục đích, bình xét cho vay bổ sung những hộ còn khó khăn, bị ảnh hưởng bời dịch bệnh nhằm giúp hộ vay khôi phục sản xuất, phát triển ổn định cuộc sống. 
Trong quá trình hoạt động, các thành viên trong tổ luôn hỗ trợ, giúp nhau sản xuất, kinh doanh. Do vậy, từ nhiều năm qua, nguồn vốn vay đã giúp hàng chục hộ trong tổ có điều kiện phát triển kinh tế hộ gia đình. Một số hộ nhờ được vay vốn ưu đãi đã mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế, đem lại thu nhập ổn định. Điển hình là gia đình anh Phạm Văn Hảo, gia đình thuộc hộ cận nghèo, năm 2016 được bình xét vay chương trình hộ cận nghèo với số tiền 50 triệu đồng để đầu tư trồng tiêu kết hợp chăn nuôi dê để tạo việc làm cho các thành viên trong gia đình. Đến nay gia đình anh Hảo đã trồng được trên 1.500 trụ tiêu và thoát diện cận nghèo của xã nhờ sử dụng đúng mục đích nguồn vốn vay ưu đãi của NHCSXH.

Anh Phạm Văn Hảo bên vườn tiêu của gia đình
Trao đổi với chúng tôi về kinh nghiệm trong hơn 15 năm làm Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và Vay vốn, bà Nguyễn Thị Sen cho rằng:  Trước hết, phải nhiệt tình, tâm huyết, trung thực, tận tụy, dân chủ, đồng hành và đôn đốc hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích, nhằm mang lại nguồn thu nhập ổn định cho bà con; thực hiện nghiêm quy chế hoạt động của Tổ Tiết kiệm & Vay vốn cũng như các nội dung công việc được Ngân hàng Chính sách xã hội ủy nhiệm.
 Đình Phương

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Danh mục
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập99
  • Hôm nay5,710
  • Tháng hiện tại146,128
  • Tổng lượt truy cập17,370,016
Niên giám thống kê
Thông tin quy hoạch
Thủ tục hành chính
Đề tài khoa học
Công báo Bình Phước
Công báo chính phủ
Chính phủ
Bảo vệ biển đảo
Xây dựng nông thôn mới
Người LĐ và Doanh nghiệp
Đạo đức HCM
Hướng tới bầu cử
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây