HIỆU QUẢ TỪ VỐN VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM THEO NGHỊ QUYẾT 11/NQ-CP TẠI HUYỆN VÙNG BIÊN GIỚI

Thứ tư - 12/07/2023 08:20 700 0
Từ nguồn vốn vay giải quyết việc làm theo Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã tích cực phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể triển khai có hiệu quả chương trình cho vay giải quyết việc làm, từ đó tạo đòn bẩy hỗ trợ cho nhiều cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn đã vượt qua khó khăn, tăng thu nhập và tạo thêm việc làm cho lao động, góp phần phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội tại địa phương.
Để góp phần giữ ổn định đời sống và phát triển sản xuất, kinh doanh của người dân, các cấp, ngành của huyện thực hiện nhiều biện pháp giải quyết vấn đề lao động và việc làm. Một trong những biện pháp thiết thực đó là tạo điều kiện về vốn, hỗ trợ kỹ thuật và khuyến khích người nông dân đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Phòng giao dịch huyện Bù Đốp (NHCSXH Chi nhánh tỉnh Bình Phước) luôn quan tâm triển khai thực hiện tốt các chương trình tín dụng. Đối với chương trình cho vay giải quyết việc làm, bên cạnh việc tăng cường tuyên truyền những ưu đãi của nguồn vốn vay đến người dân, ngân hàng tiến hành thẩm định, giải ngân cho vay thuận lợi, nhanh chóng các dự án vay vốn. Cùng với các chương trình cho vay hộ nghèo, cho vay học sinh, sinh viên, nước sạch, vệ sinh môi trường..., hàng chục tỷ đồng vốn chương trình cho vay giải quyết việc làm đã góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của huyện Bù Đốp nói riêng và của tỉnh Bình Phước nói chung.
     Được tiếp cận với Chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm theo Nghị quyết 11 của Chính phủ, chi Nguyễn Thị Thu Hằng – thực hiện mô hình trồng nấm (thị trấn Thanh Bình, huyện Bù Đốp) đã phát huy hiệu quả đồng vốn, tăng thu nhập cho gia đình, đồng thời tạo thêm công ăn việc làm cho 01 lao động ở địa phương.
   Hình ảnh: Mô hình trồng nấm của hộ gia đình chị Nguyễn Thị Thu Hằng – thị trấn Thanh Bình

     Chị Nguyễn Thị Thu Hằng cho biết do thiếu vốn, nên trước đây kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn trong các khoản chi phí sinh hoạt gia đình, nuôi con đi học. May mắn, tháng 12/2022, chị được vay 100 triệu đồng từ gói vay giải quyết việc làm của NHCSXH. Từ nguồn vốn này, chị đầu tư nhà trồng nấm và mua phôi nấm. Trung bình, hằng tháng chị thu hoạch khoản 100 -150 kg nấm. Từ nguồn thu nhập tăng thêm, chị tiếp tục đầu tư mua thêm nhà xưởng, phôi nấm để kinh doanh, đến thời điểm hiện tại thu nhập của gia đình cũng tăng gấp 2 lần so với trước đây.
     Trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch Covid-19, nguồn vốn vay này thực sự hiệu quả, tiếp thêm động lực giúp người dân phục hồi sản xuất”. Nghị quyết 11 là chủ trương, chính sách đúng đắn và có ý nghĩa lớn trong việc phục hồi kinh tế - xã hội của địa phương sau dịch Covid-19. Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bù Đốp đã kịp thời huy động toàn bộ lực lượng đi đến tận các xã, thị trấn để rà soát đối tượng thụ hưởng, giải ngân nhằm tạo điều kiện để người dân tiếp cận vốn vay nhanh chóng, thuận lợi, đưa nguồn vốn vay kịp thời đến các đối tượng thụ hưởng. Qua đó, góp phần giúp người dân vượt qua khó khăn, nhanh chóng ổn định cuộc sống, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn sau ảnh hưởng của dịch Covid-19.
     Đánh giá hiệu quả nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm từ nguồn vốn Trung ương và nguồn nhận ủy thác của địa phương đã góp phần thu hút, tạo việc làm ổn định, hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi, đẩy lùi tín dụng đen ở khu vực nông thôn, cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân trên địa bàn. Tín dụng chính sách xã hội được triển khai gắn với các chương trình khuyến nông, khuyến công, chuyển giao khoa học công nghệ, phát triển chuỗi liên kết... Các hộ đều sử dụng vốn vay đúng mục đích, chủ yếu đầu tư vào phát triển sản xuất, kinh doanh đã thực sự phát huy hiệu quả, tạo việc làm và thu nhập ổn định giúp thoát nghèo bền vững. Bên cạnh đó, nguồn vốn tín dụng chính sách giải ngân qua NHCSXH đã giúp hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn, hộ khó khăn tại khu vực đô thị thay đổi thói quen, nhận thức trong sản xuất kinh doanh, mạnh dạn đầu tư vốn phát triển kinh tế, tạo thu nhập ổn định cho gia đình, để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”.
                                                                                                      Nguồn tin: Thúy Hằng - NHCSXH huyện Bù Đốp.

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Danh mục
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập110
  • Hôm nay6,110
  • Tháng hiện tại146,528
  • Tổng lượt truy cập17,370,416
Niên giám thống kê
Thông tin quy hoạch
Thủ tục hành chính
Đề tài khoa học
Công báo Bình Phước
Công báo chính phủ
Chính phủ
Bảo vệ biển đảo
Xây dựng nông thôn mới
Người LĐ và Doanh nghiệp
Đạo đức HCM
Hướng tới bầu cử
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây