Chủ nhiệm đề tài thuyết minh phần nghiên cứu
Theo chủ nhiệm đề tài Tiến sĩ Thân Quốc An Hạ, mục tiêu của đề tài là đánh giá được sơ bộ thực tế những hạn chế, tồn tại của quy trình xử lý, bảo quản nhãn, quýt, bưởi sau thu hoạch tại một số hộ nông dân điển hình. Thu thập số liệu, lấy mẫu kiểm tra các điều kiện bảo quản như: nhiệt độ, độ ẩm, vi sinh bề mặt vỏ, côn trùng. Nghiên cứu sâu mức độ nhiễm vi sinh bề mặt bao gồm chủng vi sinh, tỷ lệ nhiễm, mức độ nhiễm. Đề xuất các điều kiện bảo quản tối ưu căn cứ trên cơ sở khắc phục những hạn chế hiện có và kết quả đánh giá số liệu, kiểm tra các điều kiện bảo quản. Đề xuất quy trình bảo quản gồm các giai đoạn xử lý, đóng gói, lưu trữ với các điều kiện tối ưu nhằm nâng cao thời gian bảo quản và đảm bảo chất lượng trái cây. Thực hiện mô hình quy trình bảo quản kết hợp với hệ máy plasma và vật liệu hút ẩm công nghệ mới đã được Viện Khoa học Vật liệu ứng dụng nghiên cứu để cụ thể hóa quy trình bảo quản đã đề xuất. So sánh, đánh giá các kết quả, hiệu quả bảo quản sau nghiên cứu. Đề xuất hướng áp dụng mở rộng trong thực tế. Nhóm tác giả dự kiến đề tài sẽ triển khai nghiên cứu trên 3 loại trái cây chủ lực của tỉnh, với thời gian đề xuất thực hiện là 24 tháng.
Các nhà khoa học tham gia phản biện
Phương pháp sử dụng plasma lạnh trong nông nghiệp là phương pháp mới giúp kéo dài thời gian bảo quản. Ưu điểm của việc bảo quản nông sản bằng công nghệ plasma là tiết kiệm được thời gian, chi phí thấp và hiệu quả hơn nhiều so với các phương pháp khử trùng bằng hóa chất và khử trùng bằng nhiệt. Thiết bị sử dụng bằng điều khiển cảm ứng tự động, dễ vận hành, không cần nhiệt độ cao và áp suất cao, lắp đặt và vận hành đơn giản, an toàn, hiệu quả. Ngoài ra, plasma lạnh không để lại bất kỳ dư lượng độc hại nào, khiến nó trở thành phương pháp bảo quản an toàn và thân thiện với môi trường. Hiệu quả khử trùng bề mặt, không để lại các yếu tố độc hại cho sản phẩm, môi trường... Công nghệ plasma lạnh còn mang lại tiềm năng của việc tái sử dụng các vỏ trái cây cho các mục đích khác. |
Từ thuyết minh của chủ nhiệm đề tài, các nhà khoa học tham gia phản biện, các thành viên Hội đồng tuyển chọn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuyết Minh, Chủ tịch Hội đồng Khoa học - Công nghệ tỉnh đã có nhiều ý kiến đối với đề tài, đồng thời yêu cầu nhóm nghiên cứu tiếp thu ý kiến và chỉnh sửa phù hợp.
Kết quả 9/9 thành viên tham gia bỏ phiếu đồng ý chọn đề tài.
Sưu tầm: Thành Lộc
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn