Tăng cường phòng, chống sốt xuất huyết trên địa bàn huyện

Thứ tư - 19/07/2023 16:01 407 0
Bệnh Sốt xuất huyết (SXH) là bệnh nhiễm vi rút do muỗi truyền từ người bệnh sang người lành thông qua việc đốt và hút máu của muỗi; Bệnh có thể gây thành dịch lớn, nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng con người. Muỗi truyền bệnh là muỗi Aedes aegypty (còn gọi là muỗi vằn), có đặc tính sinh sản ở những nơi nước đọng, sạch ở xung quanh nhà (chai, lọ, mảnh vỡ…), trong nhà (dụng cụ chứa nước sinh hoạt, lọ cắm hoa, chân chén…), thường trú ngụ trong nhà, đốt người vào ban ngày (sáng sớm, chiều tối). Vòng đời của muỗi vằn gồm 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng, nhộng, trưởng thành. Tuổi thọ trung bình của một con muỗi trưởng thành từ 2 tuần đến 1 tháng (tùy thuộc vào điều kiện môi trường có thuận lợi hay không). Bệnh SXH đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả là diệt muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy (ấu trùng của muỗi) và phòng muỗi đốt. Bệnh SXH xuất hiện quanh năm, tuy nhiên ở các tỉnh thành phía nam bệnh xuất hiện cao điểm vào mùa mưa (các tháng 7, 8, 9, 10) tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi vằn sinh sản và phát triển.


Để chủ động phòng chống bệnh sốt xuất huyết, kịp thời khống chế không để dịch bùng phát, lan rộng trên địa bàn huyện; UBND huyện đã ban hành Công văn số 1159/UBND-VX ngày 19/7/2023 về việc “Tăng cường phòng, chống sốt xuất huyết trên địa bàn huyện” và yêu cầu:
(1) Trung tâm Y tế chủ trì, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể huyện, UBND các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác truyền thông về nguy cơ bệnh sốt xuất huyết trên các phương tiện truyền thông sẵn có tại địa phương để người dân hiểu sự nguy hiểm của bệnh truyền nhiễm, hưởng ứng tích cực các biện pháp phòng chống bệnh cho cá nhân và cộng đồng. Khẩn trương triển khai thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch bệnh Sốt xuất huyết. Nâng cao năng lực điều trị cho các trường hợp mắc bệnh, hạn chế tối đa các trường hợp tử vong.
(2) Đài Truyền thanh - Truyền hình tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh từ huyện đến các xã, thị trấn để người dân hiểu sự nguy hiểm của các bệnh truyền nhiễm, hưởng ứng tích cực các biện pháp phòng bệnh cho cá nhân và cộng đồng.
(3) UBND xã, thị trấn phối hợp Trung tâm Y tế tổ chức chiến dịch diệt lăng quăng tại cơ quan,đơn vị; tuyên truyền người dân vệ sinh vệ sinh môi trường sạch sẽ, tránh ẩm thấp tại các khu nhà trọ; tham gia thu dọn vật dụng phế thải chứ đọng nước, nơi bọ gậy, muỗi phát triển; đậy nắp kín và thả cá vào bể, các vật dụng chứa nước sinh hoạt.
Trung Hiếu - VPHU

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Danh mục
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập111
  • Hôm nay3,393
  • Tháng hiện tại33,173
  • Tổng lượt truy cập17,257,061
Niên giám thống kê
Thông tin quy hoạch
Thủ tục hành chính
Đề tài khoa học
Công báo Bình Phước
Công báo chính phủ
Chính phủ
Bảo vệ biển đảo
Xây dựng nông thôn mới
Người LĐ và Doanh nghiệp
Đạo đức HCM
Hướng tới bầu cử
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây