Công tác giáo dục và đào tạo huyện Bù Đốp từng bước được nâng lên theo hướng toàn diện, đảm bảo thực chất

Thứ hai - 03/07/2023 08:38
Bù Đốp là huyện miền núi, biên giới của tỉnh Bình Phước; trải qua quá trình 20 năm thành lập, xây dựng và phát triển, được sự quan tâm của Trung ương, của Tỉnh, cùng với sự phấn đấu, nỗ lực quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân, huyện Bù Đốp đã vươn lên đạt được những kết quả tích cực trên các lĩnh vực. Cùng với sự phát triển về kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh được đảm bảo, công tác giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) của huyện có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng; các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân nhận thức rõ hơn về vị trí, vai trò của GD&ĐT; quy mô mạng lưới trường lớp ngày càng được mở rộng, cơ sở vật chất từng bước được chuẩn hóa, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh; theo thống kê đến ngày 30/6/2023, toàn huyện có 12/24 trường đạt chuẩn quốc gia, đảm bảo 100% chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra.

(Lễ đón nhận Bằng công nhận đạt chuẩn quốc gia Mức độ I tại trường Tiểu học Tân Tiến)

(Lễ đón nhận Bằng công nhận đạt chuẩn quốc gia Mức độ I tại trường THPT Thanh Hòa)

    Thông qua việc triển khai thực hiện chặt chẽ, đồng bộ Nghị quyết số 29-NQ/TW, Hội nghị Trung ương 8 (khoá XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” (Nghị quyết số 29-NQ/TW) trong toàn Đảng bộ huyện, hiệu quả GD&ĐT từng bước được nâng lên theo hướng toàn diện, đảm bảo thực chất. Đội ngũ cán bộ, đảng viên, giáo viên, nhân viên trong ngành đã có nhiều chuyển biến tích cực cả về nhận thức và hành động. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên yên tâm, nhiệt tình, trách nhiệm trong công tác, chấp hành tốt mọi chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Các cấp học đã tích cực đổi mới mạnh mẽ nội dung chương trình, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất năng lực người học. Phong trào thi đua yêu nước, dạy tốt, học tốt được phát huy; phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá được đổi mới theo hướng tích cực. Công tác xã hội hóa đã được các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp quan tâm đầu tư. Số trường học đạt chuẩn quốc gia tăng (đạt 50% tổng số trường học trên địa bàn huyện đạt chuẩn Quốc gia mức độ I) đã góp phần tích cực vào chương trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và sự phát triển của ngành GD&ĐT huyện.
    Trong những năm qua, Hệ thống chính trị huyện Bù Đốp đã tập trung thực hiện tốt công tác nghiên cứu, quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết Nghị quyết số 29-NQ/TW; Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành Kế hoạch số 126-KH/HU ngày 08/7/2014 để lãnh đạo thực hiện toàn diện đối với công tác GD&ĐT huyện nhà; hằng năm, UBND huyện chỉ đạo các ngành chức năng tham mưu đánh giá kết quả triển khai thực hiện nhằm rút ra những kinh nghiệm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW. Những thành quả cụ thể:
    (1) Công tác tuyên truyền nhiệm vụ chính trị của địa phương nhất là tuyên truyền đẩy mạnh phát triển công tác giáo dục trên địa bàn huyện trực quan, dễ hiểu và truyền tải trực tiếp đến các tầng lớp Nhân dân. Tính đến ngày 30/6/2023, trên địa bàn huyện có 193 cụm loa truyền thanh thông minh bố trí ở 52/52 thôn, ấp, khu phố; Huyện ủy, HĐND, UBND huyện đã thành lập được Website; huyện thành lập Nhóm Faceboook Bù Đốp Ngày mới và các cơ quan, đơn vị đã thành lập được 25 nhóm Facebook và 181 nhóm Zalo để phục vụ công tác tuyên truyền, qua đó giúp cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và Nhân dân, nhất là ngành giáo dục hiểu sâu, nắm vững những quan điểm, chủ trương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; đổi mới tư duy về giáo dục của cả hệ thống chính trị, xem giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân.
    (2) Sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với đổi mới giáo dục và đào tạo được tăng cường, tạo sự chuyển biến rõ nét trong công tác đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Công tác phát triển Đảng trong ngành được quan tâm, đến nay toàn huyện có 352/2.004 cán bộ, giáo viên, viên chức là đảng viên, chiếm 17,56% đảng viên toàn huyện, 100% cán bộ quản lý các cấp học có trình độ trung cấp lý luận chính trị; cấp ủy, chi bộ các trường đã thực sự đi đầu đổi mới, gương mẫu thực hiện và chịu trách nhiệm trước Đảng, trước Nhân dân về việc tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục - đào tạo.

(Lễ kết nạp đảng viên mới tại Đảng bộ trường THPT Thanh Hòa
đối với 02 quần chúng ưu tú đang là học sinh)

    (3) Chủ trương đổi mới đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học; chú trọng đổi mới nội dung, chương trình giáo dục phổ thông và phương pháp giáo dục theo chuẩn kiến thức kỹ năng nhằm phát huy tư duy sáng tạo, tích cực của học sinh, đảm bảo hài hoà đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ, dạy nghề theo chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các Sở, ngành có liên quan được thực hiện chặt chẽ, hiệu quả, thiết thực; kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước khắc phục kiểu truyền thụ một chiều; tăng cường đổi mới việc dạy và học ngoại ngữ, tin học nhằm giúp người học tự cập nhật và đổi mới tri thức; hiện nay, 100% Giáo viên dạy ngoại ngữ trong toàn ngành đã tham gia học và chuẩn hóa trình độ ngoại ngữ theo khung tham chiếu Châu Âu, 100% trường đã được đầu tư phòng học tin học; công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ tiếp tục duy trì kết quả đạt chuẩn và ngày càng được nâng cao.
    (4) Hệ thống giáo dục trên địa bàn huyện được hoàn thiện theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập. Phong trào “Xây dựng xã hội học tập” được gắn kết chặt chẽ với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, khuyến khích và hỗ trợ phong trào học tập, nâng cao trình độ văn hóa, nghề nghiệp của mọi người trong nhà trường và ngoài xã hội; đẩy mạnh các hoạt động khuyến học, khuyến tài nhằm huy động mọi lực lượng xã hội tham gia xây dựng xã hội học tập. Xây dựng ý thức thường xuyên tự học, tự nâng cao trình độ của mỗi người và ý thức trách nhiệm của mỗi gia đình, dòng họ, khu phố, thôn, ấp; hàng năm có khoảng 65,4% gia đình đạt danh hiệu gia đình học tập, 67% dòng họ học tập, 98% cộng đồng học tập,84,6% đơn vị đạt đơn vị học tập; trung tâm học tập cộng đồng tại các xã, thị trấn được củng cố kiện toàn về tổ chức và trang bị các điều kiện trong giai đoạn 2014 -2022, các Trung tâm học tập cộng đồng đã tổ chức cho hơn 7.000 lượt người tham gia các lớp học.
    (5) Công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng; công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội được tăng cường; đồng thời, có sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể trong các hoạt động giáo dục, nhất là trong giáo dục đạo đức, nhân cách, giúp đỡ học sinh nghèo và học sinh có nguy cơ bỏ học, quản lý, giáo dục các em ngoài giờ học ở trường. Qua đó, chất lượng và hiệu quả giáo dục học sinh ở các cấp học tiếp tục được duy trì và phát triển qua từng năm học.
    (6) Hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan; công tác xét tốt nghiệp; kiểm tra học kỳ; thi tốt nghiệp trung học phổ thông; tuyển sinh đầu cấp; thi học sinh giỏi các cấp; ra đề kiểm tra, sao in và bàn giao đề kiểm tra bảo đảm theo kế hoạch, an toàn, đúng quy chế; việc quản lý văn bằng, chứng chỉ thực hiện đúng theo quy định hiện hành. Công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng.
(Các kỳ thi Kết thúc học kỳ, kết thúc năm học và Tốt nghiệp THPT trên địa bàn huyện đảm bảo đúng quy chế, an ninh trật tự)

    (7) Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đôi mới giáo dục và đào tạo; tổng số công chức, viên chức và nhân viên toàn ngành giáo dục huyện là 959 người (trong đó: 66 cán bộ quản lý, 826 giáo viên, 67 nhân viên. Có 29 chi bộ với tổng số đảng viên là 432 đồng chí. Đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên của Ngành được đào tạo chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, số cán bộ quản lí và giáo viên đạt chuẩn đào tạo 100%). Công tác quản lý không ngừng được đổi mới theo hướng phát huy tính chủ động của các đơn vị trường học; việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức gắn với quy hoạch của từng đơn vị được quan tâm; thông qua các lớp bồi dưỡng, giao việc, ngành đã từng bước lựa chọn được cán bộ quản lý có năng lực, phẩm chất để bổ nhiệm các chức danh quản lý.
    (8) Các chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham gia đóng góp của xã hội được đổi mới góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển giáo dục và đào tạo. Hàng năm, UBND huyện công khai kế hoạch phân bổ ngân sách đầu tư cho giáo dục chiếm trên 25% tổng chi ngân sách của địa phương để chi lương, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng phục vụ dạy học; việc sử dụng nguồn kinh phí, sử dụng ngân sách nhà nước đảm bảo chi đúng nguyên tắc và Luật ngân sách; thực hiện nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị. Chi sự nghiệp giáo dục được phân bổ xác định theo tỷ lệ giữa tổng quỹ lương, phụ cấp, các khoản đóng góp theo lương và chi khác để đảm bảo hoạt động thường xuyên. Việc sử dụng nguồn kinh phí, ngân sách Nhà nước đảm bảo chi đúng nguyên tắc và Luật ngân sách; chính sách đãi ngộ đối với cán bộ quản lý và nhà giáo luôn đảm bảo đúng và đầy đủ theo quy định hiện hành, công tác thi đua, khen thưởng và động viên kịp thời.
    (9) Chất lượng, hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ, đăc biệt là khoa học giáo dục và khoa học quản lý được nâng cao. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào nghiên cứu khoa học, sáng tạo khoa học kỹ thuật trong đội ngũ quản lý, giáo viên và học sinh. Phát huy hiệu quả các đề tài, sáng kiến kinh nghiệm trong đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý (hàng năm, có trên 30 đề tài sáng kiến của giáo viên được công nhận cấp huyện, có từ 2-5 đề tài được công nhận cấp tỉnh, đặc biệt là các đề tài về bồi dưỡng học sinh giỏi và thí nghiệm thực hành); công nghệ thông tin ứng dụng rộng rãi trong quản lý giáo dục, đào tạo và trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy và học đã phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin và các phần mềm hỗ trợ công tác quản lý giáo dục, soạn giáo án, dạy học trên lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục, đào tạo trong và ngoài giờ lên lớp, tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
(Phòng chức năng phục vụ công tác dạy, học và ứng dụng Công nghệ thông tin tại trường Dân tộc Nội trú huyện Bù Đốp)
    (10) Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo thông qua công tác lãnh đạo, chỉ đạo ngành giáo dục áp dụng các trang thiết bị dạy học hiện đại và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, dạy học hiệu quả; tăng cường công tác giáo dục ngoại ngữ - tiếng Anh cho học sinh; chỉ đạo các trường dạy học qua Internet; tổ chức giao ban, hội họp trực tuyến; thường xuyên đưa tin các hoạt động của ngành giáo dục lên các trang thông tin điện tử, các trang, nhóm Facebook trên địa bàn huyện.
 
Trung Hiếu - VPHU

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây