Phát huy vai trò tín dụng chính sách để người dân ổn định sản suất vươn lên thoát nghèo bền vững

Thứ tư - 19/08/2020 13:56
Nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách ngày càng toàn diện và phù hợp về công xóa đói, giảm nghèo nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống giàu nghèo. Trong 7 tháng đầu năm do ảnh hưởng của dịch covid-19 đang diển biến hết sức phức tạp khó lường, thêm vào đó là sự ảnh hưởng của thời tiết khí hậu gây mất mùa, dịch bệnh trên cây hồ tiêu, giá cá nông sản không ổn định…gây rất nhiều khó khăn cho người dân trên địa bàn.
Tải Thông Báo
Hình ảnh cán bộ NHCSXH huyện họp giao ban với các Hội đoàn thể nhận ủy thác cấp xã, Ban quản lý Tổ Tiết kiệm & vay vốn.
Hình ảnh cán bộ NHCSXH huyện họp giao ban với các Hội đoàn thể nhận ủy thác cấp xã, Ban quản lý Tổ Tiết kiệm & vay vốn.
Cảm thông và chia sẻ trước những khó khăn của bà con. Ngân hàng chính sách xã hội huyện chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai một số biện pháp ý nghĩa thiết thực tạo điều kiện để giúp bà con khôi phục sản xuất, kinh tế, tạo việc làm…Việc giải ngân nguồn vốn tín dụng chính sách được thực hiện tập trung tại các điểm giao dịch xã vào ngày giao dịch xã cố định, giúp bà con hạn chế chi phí thấp nhất khi vay vốn, được bà con và chính quyền địa phương đồng tình ủng hộ. Tính đến ngày 15/8/2020 tổng dư nợ đạt trên 257 tỷ đồng với  gần 8.000 hộ vay. Trong đó nguồn vốn cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo chiếm  trên 41% trên tổng dư nợ.
Cảm thông và chia sẻ trước những khó khăn của bà con. Ngân hàng chính sách xã hội huyện chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai một số biện pháp ý nghĩa thiết thực tạo điều kiện để giúp bà con khôi phục sản xuất, kinh tế, tạo việc làm…Việc giải ngân nguồn vốn tín dụng chính sách được thực hiện tập trung tại các điểm giao dịch xã vào ngày giao dịch xã cố định, giúp bà con hạn chế chi phí thấp nhất khi vay vốn, được bà con và chính quyền địa phương đồng tình ủng hộ. Tính đến ngày 15/8/2020 tổng dư nợ đạt trên 257 tỷ đồng với gần 8.000 hộ vay. Trong đó nguồn vốn cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo chiếm trên 41% trên tổng dư nợ.
Hình ảnh khách hàng giao dịch lưu động tại xã và cán bộ Ngân hàng chính sách xã hội huyện Bù Đốp.
Điển hình như hộ anh Phạm Văn Thăng, thôn 4 xã Thiện Hưng là một trong những hộ khó khăn. Trước đây mọi nguồn thu nhập của gia đình chủ yếu vào trồng tiêu, năm 2015 gia đình được Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cho vay với số tiền 20 triệu đồng để đầu tư chăm sóc vườn tiêu với hơn 1.000 nọc, mấy năm trở lại đây giá cả bắp bên không ổn định, cộng thêm vào đó dịch bệnh trên cây hồ tiêu cũng gây khó khăn cho gia đình anh rất nhiều. Trước hoàn cảnh đó năm 2018 đến kỳ hạn trả nợ được ngân hàng cho vay thêm 10 triệu đồng nữa, cộng thêm các khoản tích góp của gia đình anh Thăng chuyển sang đầu tư nuôi ong để lấy mật, tính đến thời điểm hiện tại gia đình anh đầu tư được 400 thùng nuôi ong lấy mật và mở rộng thêm được 0,5 sào trồng bông thiên lý, mỗi năm cho nguồn thu nhập trung bình của gia đình hơn 600 triệu đồng.
.
Hình ảnh gia đình anh Phạm Văn Thăng, thôn 4 xã Thiện Hưng đang kiểm tra các thùng Ong.
Thông qua những hoạt động trên, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã tạo thêm niềm tin cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ sản xuất kinh doanh, trên địa bàn huyện về sự quan tâm, sẻ chia và luôn sát cánh đồng hành cùng bà con nông dân trong mọi hoàn cảnh và đó cũng chính là động lực để bà con khắc phục khó khăn vươn lên ổn định cuộc sống./.
Ngọc Điệp

Tác giả: NHCSXH huyện

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây