Xây dựng Đảng về đạo đức - nguyên tắc và thực tiễn

Thứ năm - 08/08/2024 15:28 43 0
BPO - Trong bài phát biểu tại lễ kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930 - 3-2-1960), Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”. Đây chính là luận điểm sâu sắc, nhất quán và xuyên suốt trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh; khẳng định sứ mệnh và sự cống hiến vĩ đại của Đảng đối với Tổ quốc và dân tộc ta. Khi nói “Đảng ta là đạo đức, là văn minh” là bao hàm cả đạo đức, văn minh của toàn Đảng và đạo đức, văn minh của mỗi đảng viên. Vì vậy, xây dựng Đảng về đạo đức phải dựa trên các nguyên tắc chuẩn mực và sự phấn đấu, nỗ lực thực hiện không ngừng nghỉ của các cấp ủy và lớp lớp thế hệ đảng viên.Từ những nguyên tắc…

Trong tất cả nghị quyết tại các kỳ đại hội Đảng toàn quốc, đặc biệt là Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đều thể hiện rõ quan điểm, nguyên tắc và định hướng xây dựng Đảng về đạo đức. Theo đó, vấn đề đạo đức mà Đảng Cộng sản Việt Nam xây dựng là đạo đức cách mạng, dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa và phát triển giá trị truyền thống quý báu của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại. Đạo đức cách mạng bao gồm các nguyên tắc, chuẩn mực phản ánh bản chất của Đảng, có tính lan tỏa, định hướng đạo đức xã hội nhằm thực hiện hiệu quả các mục tiêu đã đề ra.

Đảng là một tổ chức chính trị, một khối đoàn kết và thống nhất để lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo nhân dân. Xây dựng Đảng về đạo đức “là cái gốc” trong tổng thể nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng và lấy cá nhân đảng viên làm trung tâm. Mỗi đảng viên là một tế bào làm thành tổ chức của Đảng. Hình ảnh đạo đức của mỗi đảng viên cũng là một hợp phần trong hình ảnh đạo đức chung của toàn Đảng. Đạo đức của toàn Đảng được biểu hiện cụ thể bằng đạo đức của đảng viên. Do đó, trước hết phải quan tâm xây dựng quy tắc và chuẩn mực đạo đức của tổ chức cơ sở đảng và đảng viên. Đảng viên phải bảo đảm tính nêu gương, chuẩn mực về đạo đức. Gương sáng của đảng viên có tác dụng rất tích cực, không chỉ ở chi bộ mà còn lan tỏa trong đời sống xã hội.

Buổi sinh hoạt chuyên đề “Giữ trọn lời thề đảng viên” của một chi bộ ở Đảng bộ phường Tiến Thành, TP. Đồng Xoài

Nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất xây dựng Đảng về đạo đức là phải bảo đảm “nhận thức luôn đi đôi với hành động”, mỗi cán bộ, đảng viên “nói đi đôi với làm”. Đồng thời xây dựng Đảng về đạo đức phải bảo đảm tính nêu gương trong chuẩn mực và các chuẩn mực đạo đức trong xây dựng Đảng phải phù hợp từng lúc, từng nơi. Khi đã xây dựng được chuẩn mực đạo đức cách mạng rồi thì phải có những điều kiện để thực hành, nếu không sẽ trở thành lý thuyết suông. Chuẩn mực xây dựng Đảng về đạo đức phải cụ thể, dễ nhớ, dễ hiểu, không chung chung, trừu tượng và được thực hành thường xuyên trong mỗi đảng viên, trong từng tổ chức cơ sở đảng; bảo đảm tính thiết thực, mang lại kết quả rõ rệt. Xây dựng Đảng về đạo đức là một trong những vấn đề rất quan trọng mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đã chỉ rõ. Những năm qua tỉnh Bình Phước đã và đang triển khai thực hiện xây dựng Đảng về đạo đức với những cách làm hay, sáng tạo và đạt được nhiều kết quả tích cực. 

…đến thực tiễn ở Bình Phước

Sau 27 năm tái lập, tỉnh Bình Phước luôn đặc biệt coi trọng công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Qua mỗi nhiệm kỳ, mỗi năm, Đảng bộ tỉnh đã có những kết quả cụ thể đáng ghi nhận về số lượng cũng như chất lượng các tổ chức cơ sở đảng và đảng viên đạt trong sạch, vững mạnh toàn diện. Tỉnh ủy luôn quan tâm và đặc biệt chú trọng công tác xây dựng Đảng trên cả 3 mặt: tư tưởng, chính trị và đạo đức. Chương trình hành động số 17-CTr/TU ngày 30-9-2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2021-2026 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025 đã được thực hiện hiệu quả, xuyên suốt trong thời gian từ sau đại hội đến nay. Theo đó, Tỉnh ủy đã ban hành nhiều văn bản về chủ trương, chính sách trên tất cả lĩnh vực đời sống xã hội và thực thi đạt được những thành tựu to lớn.

Những năm qua, Huyện ủy Bù Đốp triển khai hiệu quả phong trào “Tiết kiệm bản thân dành phần người khó”. Trong ảnh: Bà Nguyễn Thị Long ở thôn 7, xã Thiện Hưng phấn khởi trong căn nhà cấp 4 kiên cố được xây từ quỹ “tiết kiệm bản thân dành phần người khó”

Công tác xây dựng Đảng về đạo đức luôn được Ban Thường vụ Tỉnh ủy đặt lên hàng đầu và quan tâm đặc biệt bằng những chương trình, giải pháp cụ thể. Một trong những giải pháp đó là toàn Đảng bộ đẩy mạnh thực hiện “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Đến nay, việc đăng ký học tập và làm theo Bác gắn với thực hiện trách nhiệm nêu gương đã trở thành công việc thường xuyên hằng năm đối với cán bộ, đảng viên. Năm 2024, học và làm theo Bác với chuyên đề: “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; quan tâm, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc tỉnh Bình Phước”. Chuyên đề có nội dung phong phú, phù hợp tình hình địa phương, mang ý nghĩa thực tiễn và nhân văn cao cả.

Từ năm 2022, đảng viên trong toàn Đảng bộ tỉnh đều sử dụng “Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Bình Phước”. Đây là hình thức sinh hoạt rất hữu ích, nhằm đa dạng hóa hơn nữa phương thức triển khai và đánh giá chất lượng học tập của đảng viên. Đồng thời thể hiện tính văn hóa trong sinh hoạt đảng từ các tổ chức cơ sở đến mỗi đảng viên. Năm 2024, các cơ sở đảng trong toàn Đảng bộ tỉnh triển khai sinh hoạt chính trị “Giữ trọn lời thề đảng viên”. Trọng tâm của đợt sinh hoạt chính trị “Giữ trọn lời thề đảng viên” là từng chi bộ tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề được cụ thể hóa từ 4 nội dung cốt lõi của lời tuyên thệ đảng viên. Qua đó, giúp cán bộ, đảng viên tự rà soát, tự soi, tự sửa và nhìn nhận, đánh giá lại quá trình thực hiện lời tuyên thệ trước cờ Đảng, lời hứa của cá nhân khi được kết nạp vào Đảng, khi nhận nhiệm vụ do được đề bạt, bổ nhiệm. Qua sinh hoạt, mỗi đảng viên nâng cao hơn nữa ý thức rèn luyện, phòng chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Ngoài ra, trong toàn Đảng bộ tỉnh cũng đang tiếp tục đẩy mạnh thực hiện xây dựng “chi bộ 4 tốt”, “đảng bộ 4 tốt”. Mô hình “chi bộ 4 tốt”, “đảng bộ 4 tốt” là một hợp phần nhỏ trong tổng thể xây dựng Đảng về đạo đức, nhằm tăng cường năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, chất lượng sinh hoạt chi bộ, đảng bộ cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Tỉnh ủy Bình Phước luôn xác định xây dựng Đảng về đạo đức là toàn bộ hoạt động của Đảng bộ, của các cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng, đội ngũ cán bộ, đảng viên; sự tham gia của các tổ chức trong hệ thống chính trị và nhân dân. Vì vậy, những đợt sinh hoạt chính trị, những nội dung mà Đảng bộ tỉnh đã và đang tiếp tục triển khai thực hiện cho thấy sự quyết tâm của tỉnh trong công tác xây dựng Đảng về đạo đức. Tỉnh ủy đưa nhiệm vụ này trở thành thường xuyên, liên tục, xuyên suốt trong quá trình phát triển, xây dựng Đảng bộ tỉnh trong sạch, vững mạnh toàn diện.


                                                                                                 Sưu tầm: Thành Lộc
 

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Danh mục
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập109
  • Hôm nay7,067
  • Tháng hiện tại147,485
  • Tổng lượt truy cập17,371,373
Niên giám thống kê
Thông tin quy hoạch
Thủ tục hành chính
Đề tài khoa học
Công báo Bình Phước
Công báo chính phủ
Chính phủ
Bảo vệ biển đảo
Xây dựng nông thôn mới
Người LĐ và Doanh nghiệp
Đạo đức HCM
Hướng tới bầu cử
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây