Tình hình hạn hạn trên địa bàn huyện Bù Đốp và các biện pháp khắc phục

Thứ tư - 20/04/2016 09:46

Tình hình hạn hạn trên địa bàn huyện Bù Đốp  và các biện pháp khắc phục

Hiện nay, trên địa bàn huyện Bù Đốp có 19.060/55.160người/5.109 hộ người thiếu nước, chiếm 34,6 % dân số huyện, diện tích cây trồng thiếu nước khoảng 4.541ha, diện tích cây trồng chết do thiếu nước là 40 ha.
 Tình trạng thiếu nước phân tán đều trên phạm vi toàn huyện không tập trung thành từng khu vực cụ thể. Tổng thiệt hại do khô hạn gây ra trên toàn huyện đến thời điểm hiện tại là khoảng 15 tỷ đồng. Dự báo tình hình hạn hán có thể kéo dài đến tháng 6/2016 mới có mưa và lượng mưa sẽ có lưu lượng thấp, nguy cơ diện tích cây trồng bị thiếu nước sẽ tiếp tục tăng cao, tình trạng thiếu nước sinh hoạt các cụm dân cư ngày càng tăng lên đặc biệt tại địa bàn xã Hưng Phước, khu vực phía Tây Bắc, Tây Nam xã Thiện Hưng...
Từ thực tế trên, địa bàn huyện Bù Đốp được chia thành hai khu vực gồm 3 xã phía Bắc, một thị trấn và 3 xã phía nam của huyện; hệ thống nước tự nhiên và cấp nước tập trung của huyện có 01 sông Bé chạy ngang, 02 hồ, 04 đập tràn và 02 bàu Linh, bàu Sình, 04 trạm cấp nước, 51 giếng khoan tập trung phục vụ nhân dân. Trong đó có 2/4 đập đã hết nước (đập tràn Tân Đông xã Tân Thành, đập tràn K2 xã Tân Tiến), mực nước tại 02 lòng hồ (thủy điện Cần Đơn, Sóc Phu Miêng ), 02 bàu và 02 đập (Tân phong xã Tân Thành, đập M26 xã Phước Thiện) xuống thấp, dự báo chỉ có khả năng cấp nước chỉ đến tháng 6/2016; các trạm cấp nước tập trung của huyện chỉ còn 01 trạm hoạt động cấp nước được cho khoảng 1.035 hộ khu vực thị trấn Thanh Bình; các trạm còn lại đã ngưng hoạt động do hư hỏng và đang thi công; 17 giếng không sử dụng được
Vườn cà phê khô héo do thiếu nước của 01 hộ dân tại xã Tân Thành

Trước tình hình trên, Lãnh đạo huyện đã xác định nhiệm vụ cùng nhân dân chống hạn và khắc phục thiệt hạn do khô hạn gây ra là nhiệm vụ chính trị - xã hội hàng đầu và chỉ đạo cả hệ thống chính trị vào cuộc, tích cực triển khai các phương án chống hạn và khắc phục tình trạng thiếu nước sinh hoạt của nhân dân với phương châm “không để nhân dân thiếu nước sinh hoạt”. Trong đó, tăng cường công tác tuyên truyền người dân sử dụng nước sinh hoạt tiết kiệm, hợp lý và sử dụng các biện pháp tưới tiết kiệm; phát huy sức mạnh của cộng đồng, nội lực của người dân chủ động khắc phục tình hình hạn hán, vận động nhân dân bằng các biện pháp chung sức góp vốn khoan giếng, truyền tải nước, san sẻ nguồn nước từ hộ có nước cho những hộ không có nước, vận động các hộ có phương tiện làm dịch vụ đưa ra giá hợp lý phù hợp với kinh tế của địa phương trong thời kỳ cả huyện đang bị thiên tai; chỉ đạo các đoàn thể vào cuộc chuyển nước sinh hoạt đến các hộ dân, đặc biệt là những hộ neo đơn; đồng thời trích 1,5 tỷ đồng từ nguồn vốn dự phòng của huyện để hỗ trợ khoan giếng tập trung cung cấp nước cho nhân dân các khu vực thiếu nước trầm trọng, tiếp tục sửa chữa phát huy hiệu quả của trạm cấp nước tập trung.

Nhân dân phấn khởi gieo trồng sau khi công trình thủy lợi sau Cần Đơn đưa vào sử dụng một phần

Bằng nhiều biện pháp thiết thực hiện đã khắc phục một phần tình trạng “thiếu nước” của nhân dân, đảm bảo nguồn nước sinh hoạt và đáp ứng một phần nước sinh hoạt cho nhân dân. Hiện Công trình Thủy lợi sau thủy điện Cần đơn đã đưa vào sử dụng đoạn từ thủy điện Cần đơn đến thị trấn Thanh Bình phục vụ nước tưới và sinh hoạt cho nhân dân thị trấn Thanh Bình và xã Thanh Hòa, lắp đặt được 15 điểm hệ thống cấp nước sinh hoạt miễn phí cho người dân trên địa bàn toàn huyện đã tạo sự phấn khởi và niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và điều hành của Nhà nước.

Trung Hiếu
 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây